Gà là một loại gia cầm được nuôi phổ biến hiện nay ở nước ta từ quy mô nhỏ cho tới lớn. Tuy nhiên gà rất dễ bị nhiễm bệnh và bạn phải biết cách phòng bệnh cho gà để chúng có thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh nhất, cho năng suất cao trong chăn nuôi. Hãy cùng tìm hiểu những loại bệnh dễ gặp ở gà và cách phòng bệnh cho gà qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Bệnh khô chân ở gà
Đây là loại bệnh phổ biến thường gặp ở ga, tuy căn bệnh này không có quá nhiều nguy hiểm và biểu hiện thường khó nhận biết. Nhưng nếu để một thời gian lâu gà sẽ trở nên coi cọc không anh, lười đi lại mắt nhắm chặt, tỷ lệ chết từ 5% đến 30 %. Loại bệnh này thường gặp phổ biến nhất ở lửa gà non khoảng 7 ngày tuổi và từ khi gà 1kg trở lên.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do không đảm bảo kĩ thuật máy ấp kém trong quá trình ấp trứng nên gà sẽ bị yếu. Quá trình vận chuyển từ trang trại giống đến chuồng nuôi không đảm bảo kĩ thuật, quá trình ấp gà bị thiếu nhiệt, gà ăn không đủ chất mất cân bằng dinh dưỡng. Môi trường sống của gà không đảm bảo vệ sinh có nhiều mầm bệnh không cung cấp đủ nước.
Phòng bệnh cho gà
Phòng bệnh cho gà bằng cách sử dụng các loại máy ấp tốt đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn đúng như chuyên gia nhà nông đề ra. Khi vận chuyển gà phải có xe chuyên dụng kín gió. Hệ thống chuồng phải có đèn nhiệt độ 37 °C, chất độn khô.
Ngoài ra bạn cũng không được quên thiết kế và vệ sinh nặng ăn uống thường xuyên đảm bảo cung cấp cho gà lượng thức ăn đủ chất dinh dưỡng, sử dụng thuốc úm chuyên dụng cho gà.
Chữa bệnh cho gà
Chữa trị bệnh khô chân ở gà bằng cách duy trì nhiệt độ uống cà phù hợp, cho gà ăn đảm bảo lượng dinh dưỡng để gà phát triển đủ chất, hãy chia ra làm nhiều bữa trong ngày. Tiêm và nhỏ vắcxin thường xuyên để tránh các loại bệnh.
Tham khảo kỹ thuật nuôi gà ở đây.
Bệnh phổi gà
Bệnh phổi gà do một loại nấm cùng tên gây ra thường xảy ra ở gà trong lứa từ 1 đến 20 ngày tuổi. Giai đoạn này và còn non yếu sức đề kháng kém nên dễ bị mắc bệnh. Triệu chứng của bệnh này rất dễ nhận biết. Gà uể oải, tách đàn kém ăn, thường vươn đầu thở nhanh và gấp nếu bạn không phát hiện kịp gà có biểu hiện động kinh sưng mắt và chảy nước nhiều có thể bị mù hoặc chết.
Phòng bệnh cho gà
Bạn phòng bệnh cho gà bằng cách đảm bảo vệ sinh chuồng trại khô ráo sử dụng thuốc sát trùng uy tín và phun định kỳ. Dọn dẹp thức ăn rơi xuống đất tránh bị nhiễm nấm mốc. Đồng thời cũng đừng quên bổ sung thuốc bổ và nước điện giải cho gà, quan sát các biểu hiện để phát hiện sớm bệnh, với những con gà mắc bệnh hay cách ly khỏi đàn ngay lập tức để tránh làm lây lan.
Chữa bệnh cho gà
Để chữa bệnh bạn cần phải tìm nguyên nhân bị nấm để giải quyết triệt để, không dùng những loại thuốc có nguồn gốc từ nấm, bổ sung men tiêu hóa để gà phục hồi nhanh hơn.
Bệnh thương hàn ở gà
Đây là một căn bệnh dễ lây lan, xuất hiện ở mọi lứa tuổi gà. Bệnh này thường ủ bệnh trong vòng 3 đến 4 ngày tỷ lệ chết rất cao.
Nếu ở gà non khi mắc bệnh này sẽ dễ bị chết hoặc bị còi, xuất hiện phân xanh, lợn cợn. Gà trưởng thành thì sẽ có biểu hiện màu nhạt nhạt yếu ớt tiêu chảy. Gà mái sẽ giảm tỷ lệ đẻ trứng, trứng không chất lượng.
Cách phòng bệnh cho gà
Phòng bệnh thương hàn ở gà bằng cách đảm bảo nơi mua gà, trứng không có mầm bệnh. Nên cách ly gà mới mua để theo dõi tình hình sức khỏe. Những con gà bị ốm hãy cách ly luôn và vệ sinh chuồng trại bạn anh nếu số lượng mắc bệnh nhiều nên loại bỏ cả đàn. Kiểm tra máu gà theo định kỳ và đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn có dưỡng chất.
Chữa trị bệnh cho gà
Bạn có thể cho thuốc Tetracylin hoặc Oxytetracyline vào thức ăn với liều lượng 2g-10kg. Dùng trong khoảng 5-7 ngày. Tiêm Streptomcycin vào bắp hoặc dưới da gà.
Kết hợp thêm pha dung dịch B complex cho vào nước, 50ml pha với 3l nước cho khoảng 100 con gà uống. Hãy bồi bổ thêm các khoáng chất và vitamin, điện giải men vi sinh để cho gà tăng cường sức đề kháng và hồi phục nhanh.
Bệnh đậu gà
Đây là một loại bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus. Loại bệnh này thường mắc ở gà từ 25 ngày tuổi trở lên. Đường lây nhiễm là qua các vết thương hở, đường hô hấp, đường ăn uống hoặc có thể do côn trùng. Bệnh này có dấu hiệu là gà sẽ mọc mụn mủ ở đâu, niêm mạc mắt, miệng đôi khi vết mụn ở trong mắt và miệng. Khi những mụn mủ này chín sẽ gây mù mắt viêm phổi, và chết.
Phòng bệnh cho gà
Phòng bệnh cho gà bằng cách cung cấp đủ những loại thức ăn dinh dưỡng cũng như nước uống, bổ sung vitamin, điện giải để tăng sức đề kháng cho gà. Vệ sinh chuồng trại thường xuyên bằng thuốc sát khuẩn, diệt các loại côn trùng để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh, tiêm chủng vắcxin đậu gà cho gà vào giai đoạn 7-10 ngày tuổi.
Cách chữa trị
Khi gà mắc bệnh bạn hãy bôi thuốc methylen hoặc glycerin lên mụn, với những vết thương nhỏ bôi trong vòng 3 đến 4 ngày.
Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt, lấy bông gạc làm sạch rồi bôi thuốc sát trùng nhẹ. Phun dụg dịch formol, lodin, hoặc phenol trong 30 phút.
Trên đây là những căn loại bệnh phổ biến nhất mà gà thường mắc phải bạn cần chú ý để phòng tránh và cũng phải nắm được cách chữa trị để giảm thiểu tỷ lệ rủi ro cho đàn gà. Chúc các bạn thành công trong quá trình chăn nuôi gà.
Topcachlam