Với những người yêu sách, chắc chắn họ sẽ không ngừng tìm chọn những cuốn sách hay để đọc và trau dồi kiến thức cho bản thân. Vậy đã bao giờ bạn đã đọc qua sách nông nghiệp chưa, nó rất thú vị đấy nhé. Hôm nay Topcachlam sẽ giới thiệu đến bạn những cuốn sách nông nghiệp có nội dung hay mà bất kỳ ai cũng nên tìm đọc 1 lần.
Nội dung chính
Cuộc cách mạng Một-Cọng-Rơm – Masanobu Fukuoka
Có thể gọi ông Masanobu Fukuoka, tác giả cuốn sách, là người nông dân vĩ đại nhất hành tinh cũng không có gì là lạm dụng từ ngữ. Ông là người đạt đến cảnh giới vô vi trong nông nghiệp và là vị sư tổ của nông nghiệp tự nhiên.
Cuốn sách đã được dịch ra 25 thứ tiếng không chỉ là sự trải nghiệm về cách thức nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp trong sự tương tác hài hòa với môi trường tự nhiên mà còn đem đến cho người đọc những suy tưởng thú vị về triết học, về ăn uống, về y học và cuộc sống.
Các nhà nông học coi cách làm nông nghiệp của Fukuoka là phương pháp canh tác tự nhiên. Phương pháp của ông là không có phương pháp nào cả, là buông bỏ, là vô vi, là tiến tới không làm gì hết.
Nhưng để buông bỏ, để không làm gì hết là điều không hề dễ. Đó là sự phá chấp mà Đức Phật đã phải dùng đến Kinh Kim Cang, hàm ý là phải dùng đến một thứ rắn chắc như kim cương mới có thể tiêu diệt được sự chấp mê trong đầu óc con người.
Đọc xong cuốn sách, bạn sẽ thấy con đường hoàn nguyên của con người. Đó là sự buông bỏ tất cả những gì chống lại thiên nhiên và trái với thiên nhiên để quay về với thiên nhiên, để con người trở lại là một thành tố của thiên nhiên.
Sách nông nghiệp: Gieo mầm trên sa mạc – Masanobu Fukuoka
Nếu cuốn sách “Cuộc cách mạng một cọng rơm” tập trung vào cách làm nông tự nhiên, thì “Gieo mầm trong sa mạc” lại thể hiện quan điểm, kế hoạch tái lập thảm thực vật cho các sa mạc trên thế giới.
Cuốn sách thấm đẫm suy tưởng của ông về trồng trọt, nông nghiệp cũng như cách ông lý giải cuộc sống này dưới con mắt khoa học, triết học. Và hơn hết, cuốn sách trình bày giấc mơ được cho không tưởng của ông – giấc mơ phủ xanh lại sa mạc.
Trong từng trang sách, ông thảo luận về thuyết tiến hóa của Darwin, hạt giống lai, gen trội, gen lặn, côn trùng, chăn nuôi, chợ nông dân, cách làm nông hữu cơ đến làm nông tự nhiên…
Fukuoka trăn trở: “Khi nào khu vườn địa đàng ấy mới tưng bừng trở lại?… Tôi nghĩ, chúng ta nên trộn tất cả các giống loài lại với nhau, đem rải chúng khắp nơi trên thế giới, không cần bận tâm tới sự phân bố bất đồng đều của chúng. Như vậy chúng ta sẽ cung cấp cho tự nhiên nguyên một bộ gen, để nó thiết lập lại cân bằng với những điều kiện hiện tại. Tôi gọi việc này là sáng thế lần thứ hai”.
Người Nông Dân Châu Thổ Bắc Kỳ – Pierre Gourou
Có thể nói tác phẩm Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ là công trình nghiên cứu đầu tiên về nông dân học, về nông nghiệp gia đình và về hệ thống nông nghiệp. Sách chia làm 3 phần: Môi trường vật chất, Cư dân nông thôn, Phương tiện sống của nông dân Bắc Kỳ.
Mỗi phần có nhiều chương phân tích cặn kẽ về đất và người Bắc Bộ như địa hình, khí hậu châu thổ, lịch sử di dân và sự vận động của dân số, nông nghiệp, công nghiệp, làng xã…
Có thể nói đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về nông dân học, về nông nghiệp gia đình và về hệ thống nông nghiệp, phân tích cặn kẽ về đất và người Bắc bộ như địa hình, khí hậu châu thổ, lịch sử di dân và sự vận động của dân số, nông nghiệp, công nghiệp làng xã… Mặc dù được xuất bản vào những năm 30 của thế kỷ trước, nhưng đến nay, sau hơn 80 năm, nó vẫn mang tính thời sự.
Đổi Mới Chính Sách Nông Nghiệp Việt Nam – Bối Cảnh, Nhu Cầu Và Triển Vọng
Nội dung cuốn sách được kết cấu thành 6 chương chính, không chỉ tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô, về nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, mà còn đề cập đến những cải cách chính sách và công tác thi hành chính sách nông nghiệp trong thời gian qua, phân tích những thách thức và cơ hội cho phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra những đề xuất cho đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.
Đổi Mới Chính Sách Nông Nghiệp Việt Nam – Bối Cảnh, Nhu Cầu Và Triển Vọng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Những bài học từ thiên nhiên – Shimpei Murakami
Trong nông nghiệp, có nhiều kiến thức chúng ta cần hiểu sâu như đất và nước, tại sao các loài sâu hại và dịch bệnh lại xuất hiện, lạm dụng hóa chất tác động xấu đến quy trình nông nghiệp như nào, nông nghiệp sinh thái là gì… Những câu hỏi này sẽ được lý giải một cách cụ thể và rõ ràng trong cuốn “Những bài học từ thiên nhiên” của Shimpei Murakami.
Theo đó, Shimpei Murakami kêu gọi người nông dân chuyển hướng canh tác hóa học sang canh tác sinh thái thuận tự nhiên. Ông từng đi và quan sát thực tế tại nhiều vùng nhiệt đới như Bangladesh, Nhật Bản… để đúc kết ra những kiến thức bổ ích về nông nghiệp sinh thái.
“Những bài học từ thiên nhiên” được viết nhằm hai mục đích: giúp cho dân chúng hiểu nông nghiệp là thế nào theo quan điểm tự nhiên, và chia sẻ kinh nghiệm của tác giả trong thực hành nông nghiệp sinh thái tại vùng Bangladesh.
Những kinh nghiệm lao động của Murakami ở Nhật Bản và 3 năm ở trại sinh thái Proshika được đưa vào cuốn sách làm minh chứng thực tế. Đồng thời, ông cũng giải thích tỉ mỉ các nguyên lý sinh thái trong từng biện pháp.
Trên đây là 5 cuốn sách nông nghiệp có thể nói là hay nhất mọi thời đại. Nếu là 1 người yêu sách chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những cuốn sách này.
Topcachlam