Xung quanh ta có rất nhiều loại cây thuốc dân gian thường dùng để chữa bệnh. Đây đều là những cây thuốc quen thuộc rất gần gũi với chúng ta, hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Nội dung chính
1. Cây thuốc lá lốt
Cây lá lốt hầu như ai cũng biết. Theo như trong đông y, lá lốt có vị nồng cay nhẹ có tính ấm có tác dụng giảm đau, trừ lạnh thường được dùng để trị các chứng đau nhức xương khớp hay chứng ra nhiều mồ hôi tay chân.
Để làm ấm bàn tay, chân ta rửa sạch lá lốt rồi đun sôi, sau đó để ấm dùng để ngâm bàn tay và bàn chân trong trường hợp bị ra nhiều mồ hôi.
Để giảm chứng kiết lỵ ta lấy một nắm lá lốt sắc với 300ml nước rồi chia đều uống trong ngày. Thực hiện đều đặn 3-4 ngày ta sẽ thấy hiệu quả.
Lá lốt còn có thể giảm đau bụng do nhiễm lạnh. Ta lấy lá lốt tươi rửa sạch rồi sắc với nước uống khi còn ấm trước khi ăn tối để đẩy lùi cơn đau bụng do nhiễm lạnh.
Để giảm sưng đau xương khớp ta sử dụng cả cây lá lốt băm nhuyễn rồi ngâm với rượu. Ngâm 2 tuần thì lấy ra sử dụng để xoa bóp nhẹ nhàng lên các vùng thân bị đau nhức. Làm thường xuyên hai ngày một lần để giảm tình trạng sưng đau các khớp.
Lá lốt chữa viêm lợi. Ta lấy lá lốt với một lượng vừa đủ rửa sạch rồi sắc lấy nước đặc để ngậm súc miệng hằng ngày.
2. Cây dâu tằm
Theo đông y thì cây dâu tằm có tính hàn vị ngọt có tác dụng trong việc giải độc, tiêu viêm, chữa đau nhức, hen suyễn,..
Chữa đau mắt bằng cách lấy lá dâu tươi đem về giã nát rồi phơi khô đốt thành than rồi lấy nước đó để rửa mắt, chữa bệnh đau mắt gió hay chảy nước mắt.
Trị ra mồ hôi trộm ở trẻ bằng cách lấy lá dâu non nấu canh với tôm hoặc dùng lá dâu sắc với bạc hà và cam thảo rồi uống hằng ngày.
Làm đẹp. Lá dâu cùng với mè đen trộn thêm chút mật ong mỗi ngày uống một lượng nhỏ sẽ giúp da dẻ mịn màng tươi tắn. Tính lâu dài sẽ giúp tăng thính lực giúp xương cốt rắn chắc.
Trị ho khan, ho lâu ngày. Ta lấy rễ cây dâu tằm rửa sạch, bỏ vỏ rồi ngâm với nước gạo trong 1 ngày sau đó phơi nắng rồi sao vàng lên. Mỗi khi bị ho ta lấy một lượng rễ dâu tằm sắc lấy nước uống để trị ho dứt điểm.
3. Cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi được coi là một bài thuốc quý có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, trị ho, cầm máu,.. có vị ngọt, chua tính mát.
Chữa chảy máu cam. Lấy cỏ nhỏ nồi cùng với hoa hoè và cam thảo sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang duy trì đều đặn sẽ thấy tình trạng chảy máu cam chấm dứt.
Chữa sốt cao. Lấy cây nhọ nồi cùng với sài đất và củ sắn dây cam thảo sắc lấy nước uống sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.
Chữa nổi mề đay . Nhọ nồi khi kết hợp cùng với rau diếp cá, lá xương sông, lá khế, lá nhài ta giã nát ra rồi cho nước vào vắt lấy nước cốt uống. Phần bã ta dùng để đắp vào chỗ sưng để những nốt mề đay biến mất.
Chữa cơ thể suy nhược thiếu máu ăn không ngon. Lấy cỏ nhọ nồi, mần trầu, và gừng khô chặt nhỏ rồi sao sơ lên đổ vào đó 3 chén nước dừa tươi uống một ngày 2 lần để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
4. Cây tía tô
Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Thường được dùng làm vị thuốc trừ cảm, chữa sốt.
Giảm mẩn ngứa, làm đẹp da. Ta lấy lá tía tô vò nát rồi cho vào nước tắm, bã của lá tía tô có thể đắp và những vùng da bị ngứa. Thực hiện một tuần ba lần ta sẽ thấy hiệu quả.
Chữa cảm lạnh. Lấy một nắm lá tía tô sắt với nước uống hoặc kết hợp tía tô với kinh giới và hương nhu nấu nước lên để sông.
Chữa nhức đầu nghẹt mũi. Lấy hạt tía tô, phú quý, cam thảo, gừng tươi xắt với nước uống nóng một ngày một lần để đẩy lùi chứng đau đầu nghẹt mũi khó thở.
Chữa đầy hơi chướng bụng bằng cách giã lá tía tô để lấy nước hòa với một chút muối rồi uống.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chữa bệnh dân gian. Nếu độc giả sử dụng cây thuốc để chữa bệnh thì nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn, để việc sử dụng cây thuốc chữa bệnh an toàn và hiệu quả. Hãy truy cập Topcachlam thường xuyên để biết thêm những cây thuốc dân gian quý hiếm nhé.
Topcachlam