Chắc hẳn đối với những bạn sinh viên đã có không ít lần nghĩ về ý định có nên đi làm thêm hay không. Đôi khi làm thêm không phải là do yếu tố kinh tế mà còn có nhiều các yếu tố khác tác động đến như muốn học hỏi thêm kinh nghiệm, muốn giao lưu kết bạn. Vậy sinh viên có nên đi làm thêm khi còn đang học đại học hay không hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng Topcachlam để có được quyết định sáng suốt nhất nhé.
Nội dung chính
Những lợi ích bạn nhận được khi đi làm thêm
Lợi ích đầu tiên mà chúng ta phải kể đến đó chính là sinh viên sẽ có thêm một khoản thu nhập có thể nó không lớn nhưng nó sẽ giúp chúng ta phần nào cải thiện cuộc sống sinh viên. Từ đó bạn sẽ có đủ khả năng chi tiêu cho bản thân hằng tháng mà không phải xin sự hỗ trợ từ gia đình, sẽ giúp bạn tự tin hơn.
Đi làm thêm bạn sẽ biết được giá trị của đồng tiền nó không hề dễ kiếm và từ đó bạn cũng sẽ hiểu được những nỗi lo của bố mẹ và biết trân trọng giá trị của đồng tiền mình kiếm ra.
Khi làm thêm bạn sẽ tiếp xúc được với môi trường mới sẽ giúp bạn nhận thức được chính bản thân mình để nhìn thấy những thiếu sót của mình từ đó điều chỉnh sao cho đúng, bạn cũng sẽ học được cách khắc phục và kìm hãm nó.
Ngoài ra nếu như công việc làm thêm của bạn có liên quan đến ngành học trong trường thì bạn sẽ có khả năng tiếp thu và thực hiện hóa những nghiệp vụ cơ bản từ rất sớm, điều này sẽ tốt hơn rất nhiều so với những người không đi làm thêm mà phải đến tận khi thực tập năm cuối mới có được cơ hội tiếp cận. Đây cũng chính là yếu tố giúp bạn nâng cao khả năng cạnh tranh trong môi trường lao động sau này.
Khi bạn làm thêm cũng là một cách rất hiệu quả thúc đẩy kỹ năng quản lý thời gian, quản lý chi tiêu và sắp xếp các mối quan hệ xung quanh của mình. Bạn sẽ biết chịu trách nhiệm với những hành động của bản thân vì lúc này trong phạm vi một doanh nghiệp hay một công ty nếu như bạn mắc lỗi đồng nghĩa với việc lợi ích về tài chính của bạn sẽ bị giảm sút và ảnh hưởng tới chính quyền lợi của bản thân bạn.
Khi đi làm thêm bạn sẽ có cơ hội được gặp gỡ nhiều người, ở nhiều tầng lớp khác nhau từ đó bạn có thể học hỏi được những kinh nghiệm, những điều tốt ở họ, nếu như bạn có nhiều mối quan hệ với những người liên quan đến ngành học của bạn thì sau này bạn sẽ có càng nhiều cơ hội để có được một công việc tốt hơn trong tương lai, sau khi ra trường.
Nếu bạn là một người sống khép kín, sống nội tâm, thiếu sự năng nổ thì sau khi làm thêm, khi mà bạn phải vừa học vừa làm sẽ khiến bản thân mình tự rèn luyện được sự năng động cần thiết để có thể có cùng một lúc làm được nhiều việc mà vẫn đảm bảo được kết quả tốt nhất.
Một lợi ích nữa khi làm thêm bạn sẽ nhận được mà chúng ta không thể bỏ qua đó chính là làm đẹp hồ sơ ứng tuyển. Nếu như bạn đã có nhiều thời gian thực tập ở các công ty, cũng như kinh nghiệm đi làm thêm và những điều đó đều được ghi vào trong hồ sơ ứng tuyển thì chắc chắn bạn sẽ nhận được một sự chú ý hơn từ các nhà tuyển dụng khi phải cạnh tranh với nhiều ứng viên khác.
Khi đi làm thêm sinh viên sẽ mất gì
Tất cả mọi thứ đều có hai mặt của nó và kể cả việc làm thêm cũng vậy, bên cạnh những lợi ích mà chúng ta nhận được thì cũng có những hạn chế nhất định, và những mặt hạn chế này cũng là điều làm cho nhiều sinh viên băn khoăn nhất về quyết định có nên đi làm thêm hay không của mình.
Như chúng ta đã biết khoảng thời gian sinh viên chính là khoảng thời gian để chúng ta tích lũy kiến thức vì vậy nếu có thời gian và cơ hội bạn chỉ nên làm thêm những công việc có liên quan đến ngành nghề mà mình đang học ở trường đại học bởi vì điều này sẽ giúp giải quyết kỹ năng trong ngành, giúp bạn có kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng sẽ cần có, mục tiêu của bạn dễ đạt được hơn.
Tuy nhiên với những người không tìm được công việc liên quan đến ngành mà mình đang học thì việc làm thêm đôi khi sẽ làm bạn vừa mất thời gian, vừa mất công sức và kinh nghiệm tích lũy cũng không học hỏi được nhiều.
Với những người đi làm thêm cần có đầu óc minh mẫn sáng suốt để nhận ra những cặm bẫy xã hội và để tránh xa chúng bởi vì bạn phải biết rằng một khi đã rơi vào thì người chịu hậu quả chỉ có thể là bản thân chúng ta. Bởi vì sinh viên công việc chính là học tập và trau dồi kỹ năng nên việc va chạm xã hội quá sớm sẽ gây đến những tổn thương về tâm lý không đáng có.
Khi đi làm thêm chúng ta cũng phải đánh đổi rất nhiều đặc biệt là về sức khỏe. Nếu như phải làm nhiều việc cùng một lúc chúng ta sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi khiến cho cơ thể dần sẽ trở nên mệt mỏi hơn, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng bỏ học, chán học vì không có động lực để tiếp tục lên giảng đường.
Có một số bạn sinh viên khi đi làm thêm sẽ dễ bỏ bê việc học vì cho rằng đã kiếm được tiền rồi thì việc học không cần được ưu tiên nữa nhưng đó là một sai lầm. Việc chính của chúng ta vẫn là phải tập trung học hỏi trên trường lớp để được đào tạo các kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để phục vụ cho công việc sau này.
Mặc dù cũng có những mặt hạn chế nhưng các chuyên gia cho rằng đã là sinh viên thì nên đi làm thêm và phải chọn những công việc phù hợp với chuyên ngành và thời gian rảnh của mình để vừa nâng cao kỹ năng lại vừa có thêm thu nhập.
Tuy nhiên sinh viên năm đầu tiên không nên đi làm thêm và chỉ nên đi làm khi đã làm chủ được bản thân và sắp xếp được hợp lý thời gian trong kỳ nghỉ hè cũng như trong năm học thì mới nên đi làm thêm.
Bạn đừng lấy mục tiêu của việc đi làm thêm là kiếm tiền, hãy coi mục tiêu đó là có thêm kinh nghiệm, kỹ năng và các mối quan hệ xung quanh, từ đó bạn sẽ không bị vấn đề kinh tế đè nặng và có thể làm việc một cách thoải mái hơn.
Hy vọng qua bài viết trên đây các bạn sinh viên đã có một cái nhìn tổng quan hơn về việc làm thêm từ đó có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất phù hợp với hoàn cảnh của bản thân nhé.
Topcachlam