Phòng bệnh cho bò là một bước không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi bò để có thể cho năng suất chăn nuôi cao nhất. Bò đang trở thành một giống gia súc được nhiều nhà nông chọn lựa chăn nuôi theo quy mô từ nhỏ đến lớn bởi vì lợi ích kinh tế mà chúng mang lại khá cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phòng bệnh cho bò hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Bệnh nấm da lông
Đây là loại bệnh phổ biến ở bò, nguyên nhân bắt nguồn từ một số loại nấm ký sinh gây ra, phân bố hầu hết trên các nước trên thế giới. Những loại bệnh này thường xảy ra nhiều các nước có khí hậu nóng ẩm, thuộc châu Á. Những con ký sinh ở da loing bò, gây ra các ổ sừng hóa, các nốt sần sùi trên da làm cho lông bị cong, phình da và rụng từng mảng. Ký sinh cũng gây ra các vết lở loét to nhỏ khác nhau, có phủ một lớp vẩy màu vàng xám.
Phòng bệnh cho bò
Nếu như phát hiện sớm hãy cho bò bị bệnh cách ly ngay lập tức và điều trị kịp thời bằng các loại thuốc. Giữ vệ sinh an toàn chuồng trại, sử dụng các loại thuốc diệt nấm, dung dịch NaOH, CuSO4 để phun định kỳ 3 tuần một lần.
Bò bị bệnh hãy dùng thuốc điều trị pha sẵn ASA và bôi vào các vùng da lông bị bệnh nấm. Mỗi ngày bôi hai lần, khi bôi đeo rọ mõm cho bò để chúng không liếm thuốc.
Bệnh cầu trùng ở bò
Đây là loại bệnh mà khi trâu hoặc bò mắc phải sẽ còn xuất hiện những triệu chứng như ít ăn, mệt mỏi, uống nước nhiều, phân lỏng. Sau khoảng một thời gian có thể phân sẽ lẫn màu cà phê hoặc đỏ tươi, có mùi tanh. Loại bệnh này có thời gian ủ bệnh trong khoảng 10 ngày.
Phòng bệnh cho bò
Nên chăm sóc và nuôi dưỡng bỏ trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo nền chuồng luôn khô. Cho bò uống thuốc Sulfamerazin từ khi còn ở lứa 2 đến 10 tuần để phòng bệnh cho bò hiệu quả.
Khi bò bị mắc bệnh, cách ly lập tức những con bò bị bệnh để nuôi riêng. Sử dụng thuốc đặc trị trộn vào thức ăn hoặc pha với nước cho bò uống trong 6 ngày liên tục.
Nên phối hợp dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn thư pháp, tiêm vitamin K để chống chảy máu ruột, truyền dung dịch sinh lý ngọt và sinh lý mặn khi bò bị bệnh do đi ngoài mất nước.
Bệnh sán lá gan
Đây là loại bệnh mà trâu bò rất thường gặp phải ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Loại bệnh này sẽ khiến trâu bò bị suy nhược, thiếu máu, còi cọc. Thời gian ủ bệnh trong 25 ngày.
Bò mắc bệnh sẽ có triệu chứng ăn kém, đi ngoài dai dẳng, có mùi tanh ở phân. Những con nghé non có thể thấy hội chứng thần kinh, dần dần sẽ suy nhược thiếu máu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bê và nghé sẽ chết sau khoảng 20 ngày con trâu bò trưởng thành sẽ nhiễm sán và chết sau khoảng 5 tháng đến một năm.
Phòng bệnh cho bò
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và vệ sinh chuồng trại, cung cấp thức ăn cho bò đúng tiêu chuẩn và hợp lý, đảm bảo vệ sinh. Cần thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cơ bản như đánh số cho bò để theo dõi tình hình sinh trưởng của từng con, kiểm tra tình hình bệnh tật hằng ngày, sát trùng rốn cho bê, nghé non bằng các dung dịch sát trùng đến khi rốn khô.
Định kỳ kiểm tra phần của cả đàn bò, để điều trị những con bị nhiễm sán. Lấp đầy các ao để hạn chế sự phát triển của vật chủ trung gian. Khử khuẩn, diệt trứng giun sán.
Bò bị bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trộn với thức ăn hoặc nước uống cho bò ăn hoặc uống trực tiếp. Có thể dùng các loại thuốc như: Han. Dertyl B, Fasinex, Topzal,… liều dùng và cách dùng hãy tham khảo lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Bệnh lao ở bò sữa
Bệnh lao ở bò sữa là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn lao gây bệnh chung giữa người và một số loài thú thường thấy ở bò sữa, phân bố rộng trên khắp cả nước.
Ở nước ta bệnh là bò sữa được phát hiện ở nhiều cơ sở chăn nuôi bò sữa cũng như các hộ dân nuôi bò sữa quy mô nhỏ. Bò sữa bị bệnh sẽ có triệu chứng ho, ngày càng nặng. Giai đoạn đầu có thể sốt cao sau đó sốt nhẹ, thời gian ủ bệnh trong khoảng 1 đến 2 tháng. Dần dần cơ thể sẽ còi cọc suy nhược, giảm tiết sữa hoặc ngừng cho sữa, bò có thể sẽ chết do suy hô hấp sau khoảng 3 đến 6 tháng.
Phòng bệnh cho bò
Để phòng bệnh cho bò bạn cần phải quan sát thường xuyên và phát hiện kịp thời những con bò bị bệnh để xử lý ngay, tránh lây nhiễm cho cả đàn và cho người tiếp xúc và sử dụng sữa không được tiệt trùng.
Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh thú y, sử dụng vắcxin được dùng tiêm phòng bệnh lao cho bò sữa, chăn nuôi bò phải đảm bảo vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
Khi bò sữa mắc bệnh lao thì sẽ phải đem đi tiêu hủy vì điều trị sẽ không mang lại hiệu quả về kinh tế lại làm lây lan nhiễm bệnh trong đàn gia súc và người.
Trên đây là 3 loại bệnh phổ biến nhất ở bò cũng như cách phòng bệnh cho bò mà bạn cần phải nắm được để chăn nuôi bò có năng suất và hiệu quả cao. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn thành công trong quá trình chăn nuôi bò.
Topcachlam
Tham khảo thêm: Cách chăn nuôi bò nhốt chuồng đúng kỹ thuật