Trong thời gian gần đây, đặc biệt là vào mùa nóng nực, đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến đuối nước cướp đi tính mạng của nhiều em nhỏ. Vậy chúng ta cần phải dạy trẻ nhỏ kỹ năng sống phòng tránh đuối nước như nào, hãy cùng tìm qua bài viết dưới đây nhé.
Như chúng ta đã biết hằng năm có rất nhiều những vụ tai nạn đuối nước xảy ra, cướp đi nhiều sinh mạng vô tội. Đặc biệt tỷ lệ tử vong do đuối nước ở lứa tuổi trẻ em là nhiều nhất. Theo báo cáo toàn cầu của WHO tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 6400 người tử vong do đuối nước trong đó mỗi ngày có khoảng 20 cho em lại bị đuối nước. Vậy nguyên nhân đuối nước là gì, do đâu chúng ta phải phòng tránh như thế nào?
Nội dung chính
1. Đuối nước thường dẫn đến tử vong
Đổi nước là tình trạng nước tràn vào các đường hô hấp, làm cho các cơ quan bị thiếu gì và các chức năng sống của cơ thể người hoạt động. Hay nói cách đơn giản hơn chết đuối chính là tình trạng thiếu oxy cho cơ thể bị chìm trong nước. Người ta thống kê có khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và một trường hợp còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước.
Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể chìm, phản xạ có cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không thể tràn vào phổi, đó được gọi là chết đuối khô. Khi gặp trường hợp chết đuối bất kể là trẻ em hay người lớn ta cần xử lý khẩn trương, kiên trì ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.
2. Nguyên nhân khiến trẻ em bị đuối nước
Do trẻ em thiếu ý thức, kiến thức, chưa nhận thức về các mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ và chưa có kỹ năng sống phòng tránh đuối nước.
Do môi trường sống xung quanh có yếu tố nguy cơ như sông, hồ, ao không có biển báo nguy hiểm.
Mưa to, lũ lụt
trẻ em chủ quan, đến gần những nơi sông suối ao hồ để bơi mà không lường trước được nguy hiểm.
3. Phòng tránh đuối nước ở trẻ em
Đối với trẻ em khi đi bơi, cần được người lớn giám sát thường xuyên, không được đi tắm ở sông hồ mà không có sự cho phép của người lớn hay không có người lớn biết bơi đi kèm.
Không cho trẻ em chơi và đùa nghịch quanh các vùng nguy hiểm như ao hồ, giếng để tránh bị ngã trượt chân dẫn đến những kết quả đáng tiếc.
Nhà có trẻ nhỏ không nên để những thùng nước, phí nước to, nếu bắt buộc phải có nên đậy thật chặt để trẻ em không mở được nắp.
Nên dạy cho trẻ kỹ năng bơi lội khi sớm nhất có thể, để trẻ quen dần và biết xử lý tình huống khi không may rơi xuống nước.
Ở vùng thường xuyên xảy ra mưa lũ, trẻ em nên có người lớn đưa đi học, đặc biệt là khi đi qua sông, suối, đập.
Khi đi bơi nên dạy trẻ em tuân thủ các nguyên tắc
- Không nhảy cắm đầu ở những nơi có không có chỉ dẫn.
- Không được tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết khi không có người lớn bơi cùng và cứu đuối.
- Không bơi khi trời tối, có sấm chớp, mưa giông.
- Tuyệt đối tuân thủ theo các bạn chỉ dẫn nguy hiểm, khởi động trước khi xuống nước.
- Sử dụng áo phao khi đi ra biển hoặc khi thực hiện an toàn giao thông đường thủy.
Trên đây là một số kỹ năng sống phòng tránh đuối nước ở người nói chung và ở trẻ em nói riêng. Chúng ta hãy dạy con học bơi và xử lý các tình huống nguy cấp khi không may rơi xuống nước từ khi trẻ còn nhỏ để trẻ nhận thức rõ hơn về vấn đề này. Hãy truy cập Topcachlam thường xuyên để biết thêm những thông tin bổ ích nhé.
Topcachlam