Chăn nuôi lợn là một trong những ngành nông nghiệp chính của nước ta mang lại thu nhập cao cho nhiều người nông dân. Tuy nhiên lợn có bề ngoài dáng dấp to lớn nhưng cũng rất dễ mắc bệnh và tử vong. Vậy bạn cần phải phòng bệnh cho lợn với những căn bệnh phổ biến thường gặp như thế nào, hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để nắm được những kỹ năng phòng bệnh cho lợn mang lại năng suất lớn nhất trong chăn nuôi nhé.
Nội dung chính
Phòng bệnh cho lợn như thế nào
Để phòng bệnh cho lợn tốt nhất bạn nên tiêm cho đàn các loại vacxin ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm do các loại vi trùng, vi khuẩn gây ra như dịch tả, bệnh tụ huyết cầu, bệnh lở mồm long móng. Nếu như trong đàn chỉ cần có một con lợn mắc phải nó sẽ lây lan và gây ra cái chết hàng loạt cho đàn.
Ngoài ra bạn cũng tạo một môi trường sống cho lợn thật tốt, chuẩn bị chuẩn chạc sạch sẽ thoáng mát và yên tĩnh, đồng thời cung cấp cho lợn những loại thức ăn dầu chất dinh dưỡng để giúp chúng tăng cường sức đề kháng, tránh được các loại bệnh thông thường. Đây là bước quan trọng trong phòng bệnh cho lợn.
Phòng bệnh dịch tả lợn
Dịch tả lợn là một loại bệnh phổ biến, thường rất dễ bị mắc phải. Loại bệnh truyền nhiễm lây lan trực tiếp từ lợn bị bệnh sang những con lợn sống chung chuồng đang khỏe mạnh, chúng lây nhiễm qua đường thức ăn nước uống và các dụng cụ trong chuồng có sẵn mầm bệnh. Nếu như không ngăn chặn kịp thời bệnh cũng sẽ chuyển sang ruồi muỗi, những loại gia súc gia cầm xung quanh gây thiệt hại đáng kể về kinh tế.
Lợn mắc phải bệnh này có khả năng chết trong thời gian rất ngắn. Bạn có nhận thấy những biểu hiện ở lợn bệnh đó là bị sốt, không ăn chỉ uống nước, mắt có nhiều ghen, niêm mạc đỏ, ở vành tai, bụng xuất hiện nhiều mụn đỏ.
Khi nhận thấy trong chuồng có lợi bị bệnh bạn cần cách ly ngay lập tức những con lợn bị bệnh ra để nuôi riêng và chữa trị, sau đó sát trùng khắp khu vực chuồng trại để tiêu diệt hết mầm bệnh. Nếu như lợn chết vì cả lợn hãy chôn sâu xuống dưới đất giữa 2 lớp vôi dày.
Bạn có thể tiêm thuốc cho lợn với liều lượng như sau để điều trị: Terramycine 1cc cho lợn con, 2cc cho lợn lứa và dưới 10cc cho lợn trên 100kg. Penicillin 100.000 đơn vị cho lợn lứa, 1 triệu đơn vị cho lợn trên 100kg.
Phòng bệnh cho lợn với tụ huyết trùng
Đây là loại bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh từ chỗ này sang chỗ khác khiến lợn bị chết hàng loạt. Vi trùng gây nên bệnh này có trong đất, trong nước và trong không khí nên có thể lên lan qua thức ăn nước uống qua phân, nước tiểu có chứa sẵn mầm bệnh.
Khi lợn bị bệnh này cần phải chữa trị kịp thời bằng các loại thuốc trụ sinh Penicillin, Stretopmycine,… mặc dù chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này nhưng đã có thuốc vắcxin ngăn ngừa và có hiệu nghiệm trong 6 tháng. Bạn nên tiêm vacxin này cho lợn trong giai đoạn chúng được khoảng 35 ngày tuổi.
Phòng bệnh lở mồm long móng
Bệnh lở mồm long móng do virus gây ra cho lợn, trâu bò, và các loại gia súc gia cầm khác có thể lây lan trong chuồng và đường tiêu hóa. Lợn con và lợn lực đều có thể mắc phải bệnh này và thông thường lợn con sẽ bị nặng hơn.
Khi mắc bệnh các niêm mạc như miệng, lưỡi của nó đều đỏ ứng khiến cho lợn không bú được và những con lợn trưởng thành không ăn uống được nên kiệt sức và chết.
Bệnh lở mồm long móng hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bạn hãy phòng bệnh cho lợn bằng cách giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, cho lợn ăn khẩu phần nhiều chất dinh dưỡng thức ăn sạch sẽ. Khi phát hiện ra lợn mắc bệnh cách ly ngay lập tức. Nếu như không may lợn chết vì mắc bệnh hãy chôn sâu dưới đất.
Trên đây là những loại bệnh phổ biến ở lợn và chúng có thể mắc phải. Bạn cần phải chú ý quan sát đàn lợn của mình thường xuyên để phát hiện kịp thời những con lợn mắc bệnh để cách ly và chữa trị. Tham khảo cách chăn nuôi lợn hiệu quả tại đây.
Topcachlam