Vịt là một loại gia cầm được chăn nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay bởi vì chúng khá dễ nuôi, không kén điều kiện chăn nuôi. Tuy nhiên trong quá trình chăn nuôi chúng ta cần phải biết cách phòng bệnh cho vịt để ngăn chặn tình trạng bệnh có thể lây lan bệnh cho đàn và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy phải phòng bệnh cho vịt như nào để hiệu quả nhất, tăng năng suất chăn nuôi. Hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Topcachlam để nắm được những loại bệnh phổ biến thường gặp ở vịt và cách phòng bệnh cho vịt nhé.
Nội dung chính
Bệnh viêm gan virus
Đây là loại bệnh khá phổ biến ở vịt, thời gian ủ bệnh diễn ra trong khoảng 2 đến 4 ngày. Bệnh này có tiến triển nhanh và khó phát hiện kịp thời. Khi vịt mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như buồn ngủ, bỏ ăn, mệt mỏi, nằm đầu bị ngẹo ra phía sau hoặc một bên, co giật toàn thân sau đó chết ở tư thế duỗi thẳng.
Đây là loại bệnh tiến triển rất nhanh, chỉ cần một con bị bệnh nó sẽ rất dễ lây lan cho cả đàn và tỷ lệ chết lên tới 95% đối với vịt lứa từ 1-3 tuần tuổi.
Phòng bệnh cho vịt
Loại bệnh này hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị nên bạn cần phải dùng những biện pháp phòng bệnh cho vịt như vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, đảm bảo cung cấp lượng thức ăn, nước uống cho vịt hợp vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng. Tiêm phòng vắcxin cho vịt con và vịt trưởng thành, đối với những con vịt bị bệnh cách ly ngay lập tức để hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.
Bệnh tụ huyết trùng ở vịt
Loại bệnh này có thể mắc phải ở vịt với nhiều lứa tuổi khác nhau do vi trùng Pasteurella gây ra. Những con vịt mắc bệnh này sẽ có triệu chứng chảy nước mũi, khó thở, có thể chết đột ngột rất nhanh thậm chí chưa có dấu hiệu bị bệnh.
Bệnh cấp trong 1-3 ngày, phần nội tạng sẽ bị suất huyết. Nếu vịt sống sót qua bệnh này thì bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và vịt sẽ bị gầy, bị liệt, bị ngẹo cổ gây thiệt hại kinh tế lớn.
Phòng bệnh cho vịt
Việc đơn giản nhất chúng ta có thể làm để phòng bệnh cho vịt là tích cực chăm sóc, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Đối với những con bị bệnh, hãy pha thuốc kháng sinh với thức ăn hoặc nước uống liên tục trong 3 ngày để cho vịt uống, có thể tham khảo thuốc Cosumix, Tetracylin theo bác sĩ thú y.
Tiến hành tiêm vắcxin đợt hai cho đàn vịt vào khoảng 20-30 ngày tuổi và 4 đến 5 tháng tuổi cho vịt đẻ trứng.
Bệnh dịch tả
Bệnh dịch tả là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virút lây lan nhanh trên viện. Bệnh có thể gây thiệt hại lớn do tỷ lệ chết cao và làm giảm sản lượng trứng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Khi vịt mắc phải bệnh này sẽ có triệu chứng bỏ ăn, ít vận động, không muốn xuống nước. Mắt sưng, niêm mạc đỏ, thở khò khè chảy nước mũi, xù lông. Sau khoảng 4 ngày vịt đi ngoài nhiều, phân có mùi tanh, vịt, hai chân liệt, cánh sẽ bị xệ xuống, khi chết chảy máu ở các lỗ tự nhiên.
Phòng bệnh cho vịt
Bạn có thể phòng bệnh cho vịt bằng cách nên tự sản xuất con giống. Tránh để thức ăn vào chuồng nuôi gần nơi ô nhiễm, không thả vịt ở những nơi đang có dịch tả.
Cần phải tăng cường các biện pháp vệ sinh chuồng trại, thực hiện nghiêm túc nội qui phòng chống bệnh. Cho vịt uống kháng sinh để tăng cường sức đề kháng, tiêm phòng vắcxin chống bệnh dịch tả từ sớm cho phim để ngăn chặn mắc bệnh.
Đối với vịt bị nhiệm bệnh cần phải tiêu hủy ngay lập tức để tránh lây lan rộng cho các con vịt khỏe, đưa hẳn đàn vịt mắc bệnh sang khu vực khác để nuôi. Khi chuồng vịt trống tiến hành xử lý tẩy uế chuồng trại, phun thuốc sát trùng, sát trùng dụng cụ chăn nuôi.
Bệnh E.coli
Đây là một loại bệnh nhiễm khuẩn, rất phổ biến, khi vịt mất phải cả đàn sẽ bị thiệt hại nhiều. Bệnh này do vi khuẩn E.Coli xâm nhập từ vịt con còn trong trứng, sau đó vi khuẩn sẽ đi qua vỏ trứng rau mầm bệnh cho vịt con còn chưa nở.
Khi bị nhiễm vi khuẩn, thì vịt con sẽ có triệu chứng xù lông, rụt cổ, mắt lim dim buồn ngủ và đi ngoài phân màu trắng. Nhiều con có thể dẫn đến tình trạng thần kinh co giật, nhiễm trùng máu,…
Cách phòng bệnh cho vịt
Bạn cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đặc biệt là khu vực đẻ trứng của vịt. Ngay từ khi vịt con mới nở, cho vịt uống kháng sinh E.Coli bằng cách trộn với nước. Nếu có những biểu hiện bệnh rõ ràng, nên dùng thuốc kháng sinh trộn với thức ăn, nước uống cho vịt, tham khảo kháng sinh Neotesol hoặc Tetracylin Theo tư vấn của bác sĩ thú y. Tiêm phòng vắcxin Neotyphomix theo đúng liều lượng khuyến nghị.
Trên đây là những loại bệnh phổ biến có thể xảy ra ở vịt cũng như cách phòng bệnh cho vịt. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn tăng năng xuất chăn nuôi vịt. Chúc các bạn thành công.
Topcachlam
Tham khảo thêm: Kỹ thuật chăn nuôi vịt