Củ khoai mì hay còn được gọi là củ sắn, là một loại lương thực quá quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Từ xa xưa dân ta thường phải ăn loại củ này khi cuộc sống còn chưa được ấm no đầy đủ.
Củ khoai mì cũng có rất nhiều tác dụng nhưng nếu không biết sử dụng, chế biến đúng cách nó sẽ gây nguy hiểm với những ai ăn số lượng lớn. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của khoai mì và những lưu ý khi sử dụng qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Củ khoai mì
Củ khoai mì còn được gọi là sản đối với người miền Bắc. Tại nhiều nước khác nhau trên thế giới nó cũng có những loại tên gọi khác nhau. Khoai mì ban đầu có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới trên thế giới vì có khả năng chịu được các điều kiện trồng khó khăn.
Tại nước ta thì khoai mì là một trong những cây lương thực chính. Khoai mì có thân nhỏ, cao, thân cây có nhựa trắng. Lá khoai mì có hình chân vịt. Bộ phận được sử dụng phổ biến nhất của khoai đó là củ. Củ khoai mì có thể làm thức ăn cho người, gia súc và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp khác như tinh bột.
Bạn có thể tham khảo cách trồng cây khoai mì tại nhà cho năng suất cao tại đây.
Những tác dụng của củ khoai mì
- Chất xơ trồng khoai mì có thể cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách hấp thụ các chất độc trong ruột, làm giảm tình trạng viêm đường ruột và ngăn ngừa chứng táo bón.
- Khoai mì là thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh chóng, qua đó cải thiện chức năng não bộ và đầy lùi tình trạng mệt mỏi lờ đờ.
- Nhờ có sự xuất hiện của một số protein trong nó mà khoai mì có thể giúp duy trì cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh.
- Trồng khoai mì có Carbohydrate và chất xơ có vai trò quan trọng giúp chúng ta tăng cảm giác thèm ăn. Vì thế nếu bạn đang cảm thấy chán ăn do mệt mỏi hãy bổ sung thêm khoai mì mà khẩu phần ăn của mình.
- Khoai mì là thực phẩm thích hợp cho những người không thể sử dụng gluten vì đây là thực phẩm không chứa gluten, một loại protein thường có trong lúa mì và nhiều loại ngũ cốc khác.
- Khoai mì chứa rất nhiều tinh bột kháng, tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột kháng có thể giúp chúng ta giảm viêm, giảm nguy cơ bị béo phì và tiểu đường loại hai.
Chú ý khi sử dụng củ khoai mì
- Mặc dù củ khoai mì có thể mang đến rất nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng đối với những người không biết sử dụng thì chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt là khi ăn sống. Bởi vì ở dạng sống khoai mì có chứa độc tố, nếu ăn một lượng lớn rất dễ bị ngộ độc.
- Trong khoai mì sống có chứa độc tố cyanogenic, glycoside khi đi vào trong cơ thể sẽ giải phóng ra xyanua gây ra các tác hại như tăng nguy cơ ngộ độc Xyanua, gây giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh, gây tê liệt cơ thể, tổn thương nội tạng và thậm chí nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.
- Bạn đặc biệt chú ý khi ăn khoai mì tuyệt đối không được kết hợp với các loại thực phẩm như mật ong, nhãn, xoài, ổi vì chúng có khả năng gây ngộ độc rất cao.
Chế biến khoai mì đúng cách
Nếu như bạn biết cách chế biến và sử dụng với một điều lượng vừa đủ thì khoai mì sẽ mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng. Khi chế biến khoai mì bạn hãy chú ý những điều sau:
- Gọt sạch vỏ trước khi chế biến để tránh nguy cơ ngộ độc
- Ngâm khoai trong vòng 2 ngày trước khi chế biến giảm bớt độc tố trong khoai
- Nấu chín bằng cách luộc hấp hoặc nướng để loại bỏ chất độc trong khoai mì.
- Ăn khoai mì cùng các loại thực phẩm dầu protein như trứng, sữa sẽ giúp loại bỏ xyanua ra khỏi cơ thể.
- Bạn không nên ăn khoai mì quá thường xuyên, đồng thời cũng không sử dụng nhiều các chế phẩm từ khoai mì để bảo vệ sức khỏe.
Như vậy trên đây là những tác dụng của củ khoai mì cũng như những điều bạn cần chú ý khi sử dụng khoai mì để có thể vừa đảm bảo lượng dinh dưỡng vừa an toàn cho sức khỏe của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Topcachlam